Các nhà khoa học đã từng nói rằng, những gì chúng ta biết về vũ trụ nhiều hơn những gì chúng ta biết về đại dương. Bởi với môi trường nước biển khá đặc, ánh sáng khó có thể len qua, khi ta càng xuống sâu áp suất nước biển càng tăng – gây khó khăn cho người thám hiểm. Vậy nên các cuộc thám hiểm tận cùng biển sâu là rất ít.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn luôn cố gắng tranh thủ để tìm hiểu về nơi đây. Một trong những nguồn cảm hứng giúp nhà thám hiểm luôn tìm tòi khám phá là những sinh vật biển khổng lồ và cũng vô cùng đáng sợ.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao ở dưới biển sâu thẳm lại tồn tại những sinh vật “khủng” đến vậy? Sau bao nghiên cứu, cuối cùng, các chuyên gia đã có câu trả lời cho mình.
Từ những sinh vật khổng lồ ẩn mình dưới đại dương sâu thẳm…
Một chú cá Oarfish khổng lồ dài đến 7m được hải quân Mỹ bắt được ở khu vực gần California. Loài động vật được mệnh danh là “rồng biển” này được mọi người tin là sự xuất hiện của nó là điềm báo cho thiên tai, động đất.
Không những vậy, loài cua nhện Nhật Bản có tên khoa học là Macrocheira kaempferi này cũng khiến không ít nhà khoa học bất ngờ khi nặng đến 20kg với bề ngang lên tới 12m, sống ở độ sâu 6.000m dưới mực nước biển.
Những sinh vật trên đây chỉ là những ví dụ nhỏ giúp chứng minh rằng, có vô số loài vật có kích thước khổng lồ đã và đang tồn tại dưới biển sâu thẳm… Và với nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã phần nào bật mí bí mật khiến một số loài lại có kích thước khổng lồ như vây.
… tới bí mật khiến một số loài lại có kích thước “khủng cực khủng”
Vào ngày 23 tháng 1 năm 1960, lần đầu tiên nhà hải dương học Jacques Piccard cùng trung úy hải quân Mĩ – Don Walsh đã lặn 10.991m tại rãnh đại dương sâu nhất thế giới Mariana (thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương) trong vòng 4 giờ 47 phút cùng con tàu ngầm do thám Trieste.
Kết quả là họ đã khám phá ra một thế giới hoàn toàn mới. Ông nói rằng, “đáy biển khá sáng, sạch sẽ và là một vùng hoang vu chỉ có tảo và cát”. Các loài sinh vật dưới đây hoàn toàn khác lạ khi sở hữu một kích thước lớn hơn nhiều những loài sinh vật biển ở tầng nước trên.
Từ ngày hôm ấy, các nhà khoa học chú ý nghiên cứu nhiều hơn về vùng đáy đại dương. Nhưng càng nghiên cứu, họ càng cảm thấy mình còn quá mơ hồ về nơi này. Những gì chúng ta biết đến nay chỉ là lớp phủ trên những bí ẩn nơi đây.
Trung úy Don Walsh(trái) và nhà hải dương học Jacques Piccars (phải) trong con tàu Bathyscaphe Trieste
Nếu như bạn cho rằng, áp lực nước biển lớn khiến các loài sinh vật sẽ có kích thước nhỏ và không lớn được để thích ứng thì bạn đã nhầm. Lý do là bởi áp lực nước biển không phải là vấn đề của các sinh vật dưới đại dương sâu bởi cơ thể chúng được cấu tạo gần như hoàn toàn bằng nước. (Tỉ lệ nước ở các sinh vật này cao hơn 70% cơ thể).
Ngoài ra các loài sinh vật này sử dụng sức nổi của cơ thể để chống lại trọng lực nên kích thước của chúng phát triển rất mạnh.
Để hiểu rõ hơn các nhà khoa học dựa trên định luật vật lí để giải thích về hiện tượng kích thước khổng lồ của các loài sinh vật này. Đó là định luật Kleiber và quy luật Bergmann.
Liệu rằng dưới đại dương sâu thẳm kia – nơi tăm tối và bí ẩn nhất Trái đất này còn ẩn giấu những gì nữa? Các nhà khoa học hiện đang dùng tất cả những kĩ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại nhất để tìm hiểu về “thế giới mới” này.